Hỏi đáp Y học: Bệnh tiểu
đường
04.06.2016
Thính giả tên Tim, ở
Massachusetts, hỏi:
“Kính thưa Bác sỹ Hồ văn
Hiền.
Tôi tên là Tim, 51 tuổi,
hiện cư ngụ ở tiểu bang Massachusetts.
Tôi bị bệnh tiểu đường
loại 2, bị cao huyết áp và cholesterol, tôi vẫn uống thuốc và tập thể thao
thường xuyên.
Câu hỏi của tôi là về
chỉ số đo trong máu của những lần tôi đi thử máu.
Về chỉ số đo (Trig) của
tôi luôn cao hơn mức cho phép có lần lên đến 415 và thường là 300 cho đến 310.
Con số cho phép là 0-149 phải không thưa Bác sỹ? Và những lần cao nhưng vậy tôi
không có một cảm giác hoặc một phản ứng gì trong cơ thể. Những lần như vậy tôi
phải cố gắng giảm cân thì chỉ số đi xuống.
Kính thưa Bác sỹ vậy chỉ
số đo đó có đáng tin cậy hay không?
Lên đến con số nào thì
phải thận trọng?
Ai là người ra chỉ số đo
đó?
Về phần Bác sỹ gia đình,
ông ấy không muốn tôi uống thuốc cholesterol. Chỉ uống hai loại: Metformin và
Lisinopril. Còn ngoài ra nên để ý về vấn đề ăn uống.
Tôi bị những chứng bệnh
trên cũng 5 năm rồi, nếu chỉ số (Trig) của tôi cao như vậy trong một thời gian
thì sẽ có những triệu chứng như thế nào và tôi có nên yêu cầu Bác sỹ gia đình
cho tôi dùng thuốc cao cholesterol hay không?
Xin cảm ơn Bác sĩ."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả
lời:
Thính giả đặt câu hỏi ở Mỹ
và đang được chữa trị đầy đủ. Tôi chỉ xin nêu ra một số nhận xét hoàn toàn có
tính cách thông tin tổng quát, tuyệt đối không có tính cách hướng dẫn tự định
bệnh hay chữa bệnh cho cá nhân.
1. Triglyceride (TG) là
một loại mỡ trong máu. Vai trò của nó là cung cấp năng lượng cho các tế bào.
Mỗi gram mỡ chứa đến 9 Calorie, so với 4 Cal cho mỗi gram glucose (đường).
Triglycerides là kết quả của kết hợp glycerol với các acid béo, làm thành phân
tử ester. Các acid béo loại no (saturated fatty acid) thường nguồn gốc động vật
(mỡ heo, mỡ bò) và ở dạng rắn (solid) lúc nhiệt độ bình thường. Các acid béo
thuộc loại không no (unsaturated fatty acids), thường nguồn gốc thực vật (như
dầu olive, soybean, canola oil, avocado) và ở dạng lỏng trong nhiệt độ bỉnh
thường. Hiện nay chúng ta được khuyên nên chọn các loại mỡ không no hơn là các
loại mỡ no. Các chất mỡ càng không-no càng dễ bị oxy hoá, làm hư và chua, hôi.
Các mỡ triglycerides
trong thứ ăn phải được các men tuỳ tạng (pancreatic enzymes) tiêu hoá thành
những phân tử nhỏ hơn (monoacylglycerol + acid béo tự do) thì mới hấp thụ qua
màng ruột non (lipolysis). Tế bào màng ruột non phải tổng hợp lại triglycerides
và gởi chúng vào các mạch lâm ba (lymphatic channels) trước khi nhập vào các
tĩnh mạch lớn gần tim. Gan có thể tổng hợp và dự trữ các triglycerides. Các tế
bào cần chẻ triglyceride một lần nữa ra glycerol và acid béo trước khi dùng
chúng để cung cấp năng lượng. Tóm lại triglycerides trong máu là hình thức
trung chuyển của các loại mỡ trong thời gian chúng được hấp thụ ở ruột cho đến
khi chúng được tế bào dùng cho mục đích năng lượng.
2. Do đó tự nó, sự hiện
diện của triglycerides không gây ra triệu chứng trực tiếp nào trước mắt mà bệnh
nhân hay bác sĩ quan sát có thể thấy được. Chúng ta phải đo huyết tương lấy từ
mẫu máu đã ly tâm của bệnh nhân trong phòng thí nghiệm mới biết được mức
triglycerides cao hay là thấp. Bệnh nhân thường có mức triglycerides giữa 0-149
mg/100 ml máu. Thường bệnh nhân phải nhịn ăn trước đó chừng 12 giờ để tránh
chất mỡ vừa mới được hấp thụ sau một bữa ăn, có thể làm mức đo được lên quá cao
mà không phản ảnh tình trạng quân bình. Trường hợp thính giả cố gắng sụt cân,
có lẽ bằng cách bớt ăn lại, hay kiêng ăn mỡ, cơ thể sẽ giảm lượng mỡ cung cấp
từ ngoài vào và dùng 'đốt' những dự trữ sẳn có, cho nên triglycerides trong máu
sẽ giảm đi. Đấy cũng là biện pháp đầu tiên mà người ta khuyên bệnhnhân có TG
quá cao: bớt ăn lại và vận động nhiều hơn.
3. Các khảo cứu cho thấy
TG càng cao thì cơ nguy xơ vữa động mạch (atherosclerosis) càng nhiều, do đó cơ
nguy bệnhnhồi máu cơ tim (đau tim), hay tai biến động mạch não (stroke) càng
cao. Có thể một phần do mức TG ảnh hưởng ngược chiều đến mức cholesterol tốt
(“good’ cholesterol, HDL cholesterol). HDL cholesterol có tác dụng che chỡ cho
các động mạch.
Mức triglycerides đáng
tin cậy nhiều ít là tuỳ thuộc vào phẩm chất của phòng thí nghiệm và mẫu máu lấy
để thử nghiệm, ví dụ bệnhnhân có nhịn đói trước đó hay không, chuyên chở tới
phòng thí nghiệm có đúng điều kiện nhiệt độ, thời gian. Suy luận mức đó ý nghĩa
như thế nào là nhiệm vụ của bác sĩ tuỳ theo hoàn cảnh bệnhlý của bệnhnhân, ví
dụ bệnhcholesterol cao, bệnhgan, bệnhtiêu hoá, bệnhtim mạch, vv
4. Hội chứng chuyển hoá
(metabolic syndrome) gồm có:
a. Bụng quá lớn do mập,
"bụng phệ" (abdominal obesity,"a large waistline", having
an apple shape="hình dạng như trái táo, phình ra ở giữa , thay vì phình ra
ở mông và đùi với hình dạng trái lê)
b. Mỡ triglycerides trong máu quá cao (hoặc đang cần phải uống thuốc để hạ xuống)
c. Cholesterol "tốt" quá thấp (HDL=High Density Lipoprotein; "good cholesterol"))
d. Áp huyết cao (hay đang dùng thuốc hạ áp huyết)
e. Đường trong máu quá cao lúc chưa ăn sáng (fasting blood glucose)
b. Mỡ triglycerides trong máu quá cao (hoặc đang cần phải uống thuốc để hạ xuống)
c. Cholesterol "tốt" quá thấp (HDL=High Density Lipoprotein; "good cholesterol"))
d. Áp huyết cao (hay đang dùng thuốc hạ áp huyết)
e. Đường trong máu quá cao lúc chưa ăn sáng (fasting blood glucose)
5. Nói chung, biện pháp
chính cho TG hơi cao là thay đổi nếp sống:
- Chế độ ăn uống, giảm
chất mỡ, đường, đồ ăn ngọt, gạo "nâu" (brown rice) thay vì gạo trắng
(dễ làm tăng đường máu hơn), giảm hay ngưng rượu, bia; giảm cholesterol, tránh
các mỡ "no" (saturated fats) như mỡ heo, bò, chọn các dầu thực vật
như dầu olive.
- Giảm cân nếu quá nặng, mập.
- Vận động cơ thể, thể thao, thể dục, đi bộ, tránh ngồi một chỗ (vd xem tivi, ipad)
- Tránh thuốc có estrogen (hormone nữ, ví dụ trong thuốc ngừa thai, thuốc trị các triệu chứng thời tắt kinh, bế kinh của phụ nữ) trong một số trường hợp
- Acid béo 3 omega ('dầu cá') (Omega-3 fatty acids, “fish oil’); liều cao (4gram/ngày) cần bác sĩ biên toa, với sự theo dõi của bác sĩ. Acid béo loại omega 3 là loại mỡ tốt cho tim mạch, giúp giảm triglycerides trong máu (có thể giảm từ 20-50%), giảm nguy cơ đau tim (heart disease và tai biến mạch máu não (stroke). Nên phân biệt: ở đây chúng ta nói về viên dầu cá chứa omega-3 fatty acids chứ không phải dầu gan cá thu (cod liver oil; chứa rất nhiều vitamin A và dùng không đúng có thể ngộ độc vitamin A).
- Chữa các bệnh liên hệ như tiểu đường (diabetes), tuyến giáp suy (hypothyroidism), vv
- Giảm cân nếu quá nặng, mập.
- Vận động cơ thể, thể thao, thể dục, đi bộ, tránh ngồi một chỗ (vd xem tivi, ipad)
- Tránh thuốc có estrogen (hormone nữ, ví dụ trong thuốc ngừa thai, thuốc trị các triệu chứng thời tắt kinh, bế kinh của phụ nữ) trong một số trường hợp
- Acid béo 3 omega ('dầu cá') (Omega-3 fatty acids, “fish oil’); liều cao (4gram/ngày) cần bác sĩ biên toa, với sự theo dõi của bác sĩ. Acid béo loại omega 3 là loại mỡ tốt cho tim mạch, giúp giảm triglycerides trong máu (có thể giảm từ 20-50%), giảm nguy cơ đau tim (heart disease và tai biến mạch máu não (stroke). Nên phân biệt: ở đây chúng ta nói về viên dầu cá chứa omega-3 fatty acids chứ không phải dầu gan cá thu (cod liver oil; chứa rất nhiều vitamin A và dùng không đúng có thể ngộ độc vitamin A).
- Chữa các bệnh liên hệ như tiểu đường (diabetes), tuyến giáp suy (hypothyroidism), vv
Chữa trị mức TG cao hơn
tuỳ theo trường hợp, theo cách chữa bệnhcủa bác sĩ.
Lý do: thuốc có thể gây
phản ứng phụ không tốt (adverse effects), ngoài ra chưa chứng minh liên hệ trực
tiếp giữa triglyceride như là một yếu tố độc lập có thể gây ra xơ động mạch
(triglyceride level is an independent risk factor for atherosclerosis). Một số
bác sĩ không dùng thuốc để trị các trường hợp này nếu TG thấp hơn 500mg/dl.
Theo NCEP (National
Cholesterol Education Program; Chương trình Quốc gia Giáo dục và Trị liệu về
Cholesterol):
a) Mức TG bình thường:
<150mg/dl
b)TG ranh giới
(borderline) 150-199 mg/dl:
==>>>Giảm
calories trong ăn uống; gia tăng vận động, thể dục, thể thao.
c)TG Cao (high) 200-499
mg/dl
d)TG Rất cao (very high)
>500 mg/dl
Đối với triglycerides
trên 200mg/dl, theo NCEP, bác sĩ cần đo mức non-HDL cholesterol (tổng số
cholesterol trừ cholesterol "tốt" là HDL= LDL+triglycerides) và dùng
chế độ ăn uống kèm với thuốc (vd statin) để làm giảm chỉ số này xuống mức [LDL
chỉ tiêu +30 mg/dl] . Mức LDL chỉ tiêu (goal level) này từ <100 mg/dl đến
160 mg/dl tuỳ theo bệnh nhân có cơ nguy tim mạch nhiều hay ít.
Theo Hội Nội Tiết Hoa
Kỳ:
Chữa trị bắt đầu bằng
thay đổi nếp sống (lifestyle therapy), có thể cộng thêm thuốc, mục đích giảm
thiểu cơ nguy tim mạch, mục tiêu là làm cholesterol 'xấu' giảm xuống mức theo
NCEP hướng dẫn (mức LDL này từ dưới 100mg/dl đến 160 mg/dl tuỳ theo bệnhnhân có
cơ nguy tim mạch nhiều hay ít).
a) Mức TG bình thường:
<150mg/dl
b) TG Cao nhẹ 150-199
mg/dl
c)TG Vừa 200-999 mg/dl
e) TG Nặng 1000-1999
mg/dl
f) TG Rất nặng >=
2000 mg/dl
Mức trên 1000 mg, có cơ
nguy viêm tuỳ tạng (pancreatitis)..
Bác sĩ nên dùng thuốc
fibrate (vd fenofibrate hay Tricor) chữa ngay từ đầu (first line treatment)
Chúc bệnhnhân may mắn
BS Hồ Văn Hiền
-------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn
Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y
học này.
Quý vị có thể nghe lại
các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Qúy vị muốn được giải
đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số (202)
205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese@voanews.com> để sắp xếp hẹn
trả lời cho buổi phát thanh kế tiếp.
Các bác sĩ của chuyên
mục Hỏi đáp Y học Trực tiếp của đài VOA sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc về y
học của qúy vị.
No comments:
Post a Comment