'Cần công nhận VNCH và
Liệt sĩ ở Hoàng Sa'
·
3 giờ trước
Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa vừa được khởi công xây dựng
trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, trùng dịp kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa (19/1/1974)
làm 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng và quân đội Trung Quốc chiếm
hoàn toàn quần đảo này. Sang ngày 19/1, hai cuộc tuần hành tưởng niệm nghĩa
sỹ Hoàng Sa đã diễn ra tại Hà Nội và TPHCM.
Hồi tháng 3/2010 khi còn ở tại Việt Nam, Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà
Vũ đã gửi đến Nhà nước Việt Nam "Kiến nghị xây dựng đài tưởng niệm Liệt sĩ
hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam".
Hiện là học giả tại Đại học Luật Northwestern, Hoa Kỳ, ông cho
BBC biết về câu chuyện này.
Cù Huy Hà Vũ (CHHV): Ngày
4/3/2010, tôi đã gửi Quốc Hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Việt Nam "Kiến
nghị xây dựng đài tưởng niệm Liệt Sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam" trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng
trong việc xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông, cụ thể là
lăm le xâm lược nốt quần đảo Trường Sa của Việt Nam...
Trong văn bản này, tôi nêu đã nêu Điều 52 Hiến pháp Việt Nam quy
định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước Pháp luật” và Điều 11 “Pháp lệnh ưu đãi
người có công với Cách mạng quy định: “Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp
bảo vệ Tổ Quốc, được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” và “Nhà nước và
nhân dân xây dựng, quản lý, chăm sóc, giữ gìn các công trình ghi công liệt sĩ,
bao gồm phần mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ” để trên các
cơ sở pháp lý đó kiến nghị Nhà nước Việt Nam “công nhận Liệt sĩ và truy tặng
Bằng “Tổ Quốc ghi công” cho 58 Công dân Việt Nam hy sinh trong chiến đấu bảo vệ
quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, và Xây dựng Đài tưởng niệm Liệt sĩ
hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có khắc tên 122
Liệt sĩ”.
Tôi cũng đề nghị rà lại con số Liệt sĩ cho chính xác để không
một chiến sĩ Việt Nam nào “vị quốc vong thân” có thể bị lãng quên và nêu kiến
nghị:
“Trước tình hình lãnh thổ Việt Nam trên biển nói chung, quần đảo
Trường Sa nói riêng, đang bị nước ngoài triển khai xâm chiếm bằng vũ lực một
cách ráo riết và nghênh ngang chưa từng có, Chủ nghĩa Yêu nước của toàn thể
người Việt Nam – Nhân tố quyết định thắng lợi của mọi cuộc chiến tranh ái quốc
từ xưa tới nay, hơn bao giờ hết phải được phát huy cao độ.
Trong bối cảnh đó, việc xây dựng Đài tưởng niệm 122 liệt sĩ anh
dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nhằm
biểu thị quyết tâm không gì lay chuyển nổi của toàn thể nhân dân Việt Nam, bảo
vệ và giành lại chủ quyền biển, đảo và trên hết, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam, là vô cùng cấp thiết!"
Khi gửi Kiến nghị này cho Nhà nước Việt Nam tôi còn nhằm hai mục
đích khác:
§
Thứ nhất, thực hiện hòa hợp, hòa giải dân tộc vì Nhà nước Việt
Nam hiện nay vẫn coi Việt Nam Công hòa là “ngụy quân, ngụy quyền”, là kẻ thù
dẫn đến hận thù dân tộc đã không thể khép lại cho dù cuộc chiến tranh Việt Nam
đã kết thúc hơn 40 năm.
§
Thứ hai, Nhà nước Việt Nam có ‘chính danh’ Việt Nam Cộng hòa là
một chính quyền Việt Nam thì mới “ngôn thuận” khi kêu gọi quốc tế ủng hộ Việt
Nam bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa
theo Hiệp định Genève 1954.
Thế nhưng không những tôi đã không nhận được bất cứ phản hồi nào
từ Quốc Hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Việt Nam mà ngược lại, tôi còn bị chính
quyền Việt Nam bắt giam vào ngày 5/10 cùng năm và sau đó bỏ tù về “Tội tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ Luật
hình sự.
Cáo trạng của Viện kiểm sát Hà Nội kết tội tôi ghi rõ: “Vũ bóp
méo sự thật về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, phê phán Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây chia rẽ, thù hằn dân tộc”.
BBC: Nhìn từ Hoa Kỳ, Tiến sĩ có nghĩ
rằng số tiền 70 tỷ đồng mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bỏ ra để xây Khu
tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa có ý nghĩa nào đó với cộng đồng người Việt hải
ngoại?
Trước tình hình lãnh thổ Việt Nam
trên biển nói chung, quần đảo Trường Sa nói riêng, đang bị nước ngoài triển
khai xâm chiếm bằng vũ lực một cách ráo riết và nghênh ngang chưa từng có, Chủ
nghĩa Yêu nước của toàn thể người Việt Nam – Nhân tố quyết định thắng lợi của
mọi cuộc chiến tranh ái quốc từ xưa tới nay, hơn bao giờ hết phải được phát huy
cao độ.
CHHV: Trước hết,
việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khởi công Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ
Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn đã khẳng định "Kiến nghị xây dựng đài tưởng niệm
Liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam"
của tôi gửi Nhà nước Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, đồng thời cũng cho thấy
thành phần biết đặt Tổ quốc lên trên Đảng cộng sản cũng như quyết tâm chống
Trung Quốc xâm lược đã bắt đầu mạnh lên trong ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay.
Nói cách khác, đây là chỉ dấu cho thấy chính quyền Việt Nam bước
đầu “phục thiện”, thừa nhận chỉ có đoàn kết tất cả mọi người Việt Nam trong và
ngoài nước, bất luận chính kiến, bất luận đã từng ở bên kia chiến tuyến, thì
mới có thể bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam trước sự xâm lược Trung Quốc.
Do đó, giá trị của Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa không phải ở
số tiền xây dựng là bao nhiêu mà là ở chỉ dấu chính quyền cộng sản có thể vượt
qua chính mình để tôn trọng lịch sử, tri ân các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa đã
vì nước hy sinh và qua đó thừa nhận Việt Nam Cộng hòa cũng là chính quyền của
người Việt Nam.
BBC: Công việc hòa hợp hòa giải dân
tộc giữa hai bên ‘thắng cuộc’ và ‘thua cuộc’ sau 1975 thực chất là gì?
CHHV: Chính quyền
Việt Nam luôn nói đến “hòa hợp, hòa giải dân tộc” nhưng chính sách này là không
thực chất, hay nói cách khác là mỵ dân.
Thực vậy, nói “hòa hợp, hòa giải dân tộc” tức phải thừa nhận
chiến tranh Việt Nam chấm dứt vào 30/4/1975 là “nội chiến”, là chiến tranh giữa
những người Việt Nam.
Thế nhưng, chính quyền Việt Nam cho đến nay vẫn không thừa nhận
chiến tranh Việt Nam là “nội chiến”, vẫn coi Việt Nam Cộng hòa là “ngụy quân”,
“ngụy quyền”, là tay sai, là lính đánh thuê cho Mỹ xâm lược Việt Nam mà thôi.
Không những thế, sau 30/4/1975, chính quyền cộng sản còn tập
trung cải tạo trong rất nhiều năm trời hàng trăm ngàn quân nhân, viên chức Việt
Nam Cộng hòa, thì rõ đó là một sự trả thù “bên thua cuộc”...
Tại Mỹ, có nhiều sĩ quan, viên chức cao cấp Việt Nam Cộng hòa
tâm sự với tôi rằng sau 30/4/1975 họ đã quyết định ở lại Việt Nam vì nghĩ rằng
chính quyền cộng sản thể nào cũng sẽ “hòa hợp, hòa giải dân tộc” mà không trả
thù họ, thậm chí sử dụng năng lực chuyên môn của họ để tái thiết quốc gia thời
hậu chiến.
Việc chính quyền cộng sản giam cầm họ rất nhiều năm trời cũng
như vệc họ chứng kiến cái chết của những người đồng cảnh đã dập tắt trong họ le
lói cuối cùng về “sự tử tế” nơi những người cộng sản và thay vào đó là sự hận
thù khôn giải.
Tóm lại, đối với đại đa số người Việt hải ngoại, kể cả những
người đã về Việt Nam thăm gia đình, thì “hòa hợp, hòa giải” chỉ là sự lừa bịp
của chính quyền cộng sản Việt Nam, không thể có “hòa giải, hòa hợp dân tộc”
chừng nào còn chế độ cộng sản ở Việt Nam.
Để có “hòa hợp, hòa giải dân tộc” thực sự thì chỉ cần chính
quyền Việt Nam xóa bỏ những nguyên nhân đã gây ra hận thù dân tộc.
§
Thứ nhất, chính thức thừa nhận Việt Nam Cộng hòa là một chính
quyền của người Việt Nam trước 30/4/1975, đồng nhất với thừa nhận chiến tranh
Việt Nam là “nội chiến”, chấm dứt mạt sát chính thể Việt Nam Cộng hòa là “ngụy
quân”, “ngụy quyền”.
§
Thứ hai, chính thức đưa ra lời xin lỗi đối với các cựu quân nhân
và viên chức Việt Nam Cộng hòa đã bị chính quyền giam cầm trong các trại tập
trung cải tạo sau 30/4/1975, kể cả những người đã chết ở các trại này.
§
Thứ ba, công nhận Liệt sĩ cho tất cả các chiến sĩ Việt Nam Cộng
hòa đã hy sinh trong chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược tại quần đảo Hoàng Sa
vào ngày 19/1/1974, dựng đài tưởng niệm Liệt sĩ có khắc tên của họ mà trong
trường hợp này là tại Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa, nhằm bảo đảm bình đẳng
với các chiến sĩ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hy sinh trong chiến đấu
chống Trung Quốc xâm lược trong chiến tranh biên giới năm 1979 và tại quần đảo
Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988.
§
Cuối cùng và quan trọng nhất, tiến hành dân chủ hóa chế độ cộng
sản bằng cách chấm dứt đàn áp nhân quyền, trả tự do cho tất cả những người bất
đồng chính kiến bị cầm tù và thiết lập chế độ Dân chủ - Đa đảng ở Việt Nam.
No comments:
Post a Comment