Tại sao đường và dầu ăn là chất độc?
Lại nói về đường, cho dù đã nhiều
lần tôi đã nói chuyện về đường. Tuy nhiên, càng ngày càng nhiều nghiên cứu cho
thấy đường là chất độc, nên phải nói thêm… về đường!
Theo báo Time, một nghiên cứu mới
đây của Bác Sĩ Robert Lustig, thuộc trường Đại Học University of California,
San Francisco cho thấy rất nhiều bệnh tật kinh niên về tim mạch, tiểu đường,
ngày càng tăng là do tiêu thụ quá nhiều đường. Bằng cách thay đổi lượng đường
trong chế độ ẩm thực của 48 trẻ em bị béo phì, ông thấy các bệnh như tiểu
đường, cao máu, cao mỡ giảm sụt, cho dù các em vẫn ăn đồ béo như thịt sườn,
thịt mỡ.
Đã từ lâu đồ ăn béo có mỡ động vật
được cho là có hại và làm người ta béo. Trong gần 30 năm qua, hệ thống sản xuất
thức ăn của Mỹ đẩy mạnh đến người tiêu thụ bằng các loại thức ăn gọi là “low
fat”, ít mỡ. Tuy nhiên, để cho đồ ăn vẫn ngon miệng, người ta lại thêm nhiều
đường cũng như “dầu xà lách” và “dầu bắp”vào thức ăn. Sau ba thập niên cổ động
cho “low-fat diet”, số lượng người bị béo phì, bị tiểu đường, và chết vì bệnh
tim mạch ngày càng tăng không giảm. Hiện tại có 75 triệu người Mỹ bị bệnh tim
mạch, 20 triệu bị bệnh tiểu đường, và 57 triệu bị “tiền tiểu đường”. Để đi tìm
ra nguyên nhân của bệnh tim mạch, người ta lại đổ tội lên đầu cholesterol, cụ
thể là “cholesterol xấu” LDL, nhờ thế, cả triệu người, 25% dân Mỹ, đi uống
thuốc statin một cách trung thành, làm giàu cho các hãng thuốc sau khi đã làm
giàu cho các hãng sản xuất thực phẩm! Cho dù thuốc giảm cholesterol ra đời đã
gần 20 năm nhưng người chết vì bệnh tim mạch vẫn tiếp tục tăng. Chưa kể vì hệ
quả của hội chứng mỡ đường máu, và thuốc statin, hằng triệu người đàn ông bị
liệt dương, yếu sinh lý, phải uống thêm thuốc Viagra.
Nói xin lỗi, mỗi khi tôi nhìn đám gà
“vô tư” trong các trại nuôi gà, tự nhủ mình không khác gì những con gà ấy, chỉ
làm giàu cho công nghệ Mỹ, và chờ ngay đi… đoàn tụ với ông bà.
Lý do bị bệnh tim mạch không phải
hoàn toàn do cholesterol. Tôi không nói cholesterol hoàn toàn vô tội, và bạn có
thể lơ là về lượng cholesterol trong máu nhưng phần lớn, nó chỉ là hệ quả và
dấu hiệu của một tình trạng bất ổn của hội chứng mỡ đường máu trong cơ thể mà
thôi. Nên nhớ 70% cholesterol là do cơ thể sản xuất ra, và 30% từ đồ ăn. Lá gan
sản xuất ra cholesterol là vì đó là nhiệm vụ của nó phải làm, vì cholesterol
cần dùng cho các phản ứng sinh hoá trong cơ thể và để trám lổ các chỗ bị thương
trong mạch máu. Dĩ nhiên khi cholesterol cao quá cũng không tốt, nhưng phần lớn
người chết vì bệnh tim mạch lại có lượng cholesterol rất bình thường. Ví dụ,
không có những chỗ lở lói trong máu, thì cho dù lượng cholesterol dù có cao
cách mấy cũng không thể làm nghẽn mạch máu được.
Dĩ nhiên trong khi cần điều chỉnh
lượng cholesterol bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, bạn có thể vẫn phải dùng
thuốc statin. Nhưng dùng thuốc lâu cũng như bạn lái xe, vừa đạp gas vừa đạp
thắng, thắng mòn và xe hư. Để làm cho xe chậm lại bạn phải giảm gas và xuống số
(nếu lái xe số) rồi mới rà thắng. Để tránh mỡ đường máu bạn phải ăn ít lại chứ
không phải đi uống thuốc chống cholesterol kinh niên, vô tình hay cố ý làm hảm
lá gan khi nó chỉ làm phận sự của nó. Xe hư thay xe khác, còn cơ thể bạn thì
sao?
Thế thì tại sao có những chỗ lở loét
trong mạch máu? Hầu hết là do những chất độc lọt vào cơ thể, thí dụ như thuốc
lá chẳng hạn. Lở lói trong mạch máu cũng có thể gây ra bởi stress nhưng phần
lớn từ đồ ăn mà đường là nguy cơ chính, cộng thêm các loại dầu có omega-6.
Những “chất độc” này giống như những tờ giấy nhám chà xát lên thành mạch máu
một cách kinh niên năm này qua tháng nọ. Thử tưởng tượng bạn lấy tờ giấy nhám
và chà lên da của bạn xem chừng nào sẽ bị lở loét ra máu nhé. Và, hãy thử tưởng
tượng những mẫu giấy nhám đó chà lên mạch máu lên từng tế bào bên trong cơ thể,
năm này qua tháng nọ, nhé!
Khi bạn ăn một món đồ ăn có lượng
đường cao, lá pancreas sẽ tiết ra chất insulin để đưa đường từ máu vào trong tế
bào, vì tế bào cần đường để làm năng lượng tiêu dùng. Tuy nhiên lượng đường
thặng dư sẽ trôi lờ đờ trong mạch máu chờ được “hoá kiếp” ra mỡ, mỡ đặc cũng
như mỡ lỏng có cả cholesterol “nhà mềnh”. Khi lượng đường quá cao mà insulin
không kham nổi sẽ được “phóng sinh” ra nước tiểu, gọi là… tiểu đường.
Trong khi chờ “hoá kiếp” những phân
tử đường “vô gia cư”, homeless nầy sẽ làm “rim ngọt” các tế bào trên vách mạch
máu, giống như hiệu ứng thắng đường để kho tàu tôm thịt, giống hệt như lấy giấy
nhám chà xát lên mạch máu.
Nói là đường độc nhưng chúng ta sống
không thể thiếu nó, vì nó cung cấp 60% năng lượng cần dùng cho cơ thể. Mấu chốt
ở đây là ăn đường ít lại. Chọn những loại đường “chậm tiêu” thay vì đường
nguyên chất. Thí dụ ăn gạo lứt thay vì ăn các loại bột gạo xay nhuyễn. Nên nhớ
trái cây cũng có đường, nhưng bù lại trái cây cung cấp chất xơ và sinh tố. Vì
thế, thí dụ, theo thứ tự ưu tiên bạn nên ăn và nhai nguyên một trái táo, thay
vì xay lấy “nước sinh tố”, có khi thêm đường vào “sinh tố” và vứt bỏ xác táo,
và tệ nhất là uống nước táo “bổ dưỡng” bán trong chai hay bình ở siêu thị. Dĩ
nhiên, lâu lâu, nếu thèm một ly chè, một miếng bánh ngọt tiệc sinh nhật cũng
chả sao, miễn là đừng ăn ngọt trừ cơm mà thôi.
Bên cạnh đường, chúng ta nói thêm về
chất béo. Quan niệm cũ chỉ phân biệt chất béo làm hai loại, mỡ và dầu, và cho
rằng mỡ là xấu và dầu là tốt. Tuy nhiên ngày nay chất béo được chia làm hai
loại, omega-3 là loại tốt, và omega-6 không được tốt lắm. Từ omega-6, cơ thể
dùng để chế ra các hormone làm đau và viêm xoang gọi là prostaglandins mà mỗi
khi bị đau bị sưng chúng ta phải uống thuốc giảm đau như aspirin hay ibuprofen
là vậy. Cơ thể không cần nhiều omega-6, và phải có một cân bằng giũa hai loại
chất béo nầy theo tỉ số omega-6/ omega-3 từ 1/15 đến 1/30 thì mới an toàn. Hiện
nay tỉ số hai loại mỡ trong máu của dân Mỹ là 3/1, quá nhiều omega-6. Nhiều
chất omega-6 cũng giống như những cây dũa sắt tiếp tay với “giấy nhám đường” để
đục khoét mạch máu. Omega-6 có nhiều trong dầu bắp, dầu sà lách, và dầu đậu
nành. Hầu hết các loại thực phẩm công nghệ của Mỹ đều sử dụng một trong các
loại dầu nầy để nấu nướng vì nó rẻ tiền. Dầu sà lách thực sự được chế biến từ
các hột có dầu hỗn tạp như hột cao su chẳng hạn. Một muỗng dầu bắp chứa 7,280
mg omega-6, và một muỗng dầu đậu nành chứa 6940 mg omega-6, trong khi một muỗng
mỡ heo chỉ có 20% là omega-6. Vì thế, so với một muỗng dầu omega-6, một muỗng
mỡ hay một muỗng bơ lại an toàn hơn. Tốt hơn hết là nên dùng dầu olive, chứa
nhiều omega-3 để nấu nướng.
Viết tới đây, tôi phải ngừng vì má
sắp nhỏ mới đặt trước mặt một ly hạt chia với xương xáo, trộn mật ong, thêm một
chút dừa non trước mặt. Ngon quá. Tạm biệt nhé, lần tới sẽ nói thêm về… đường
nếu chưa ngán… ngọt.
No comments:
Post a Comment